MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ PHONG THỦY

1. Những quan điểm xưa:

  • 5 điều cần tránh:
    • Xây nhà quá với nhu cầu sử dụng
    • Cổng bề thế hơn nhà chính
    • Sân nhà không bằng phẳng, tường rào không kín đáo
    • Giếng ăn không phù hợp
    • Đất rộng sân to mà nhà nhỏ bé
  • 5 điều cần xem trọng:
    • Nhà vừa phải, người không đông
    • Nhà to, cổng nhỏ
    • Nhà nhỏ nhưng nhiều gia cầm
    • Nhà có sân rộng, tường rào cao
    • Có đường thoát nước tốt

2. Các yếu tố ngoại cảnh :

– Hướng Nam được coi là Chu Tước, màu đỏ, tượng trưng cho mùa hè, gặp nhiều may mắn. Nhà nên nhìn hướng trước mặt là Tước. Hướng Nam được coi là có phong thủy đẹp khi trống thoáng.

– Hướng Bắc được coi là Hắc Quy, màu đen, tượng trưng cho mùa đông. Luồng khí mang tính êm dịu và mát mẻ.

– Hướng Tây được coi là Bạch Hổ, màu trắng. Dòng khí mang tính hỗn loạn.

– Hướng Đông được coi là Thanh Long, màu xanh. Dòng khí có tính che chở, mang lại trí tuệ và sự tu dưỡng.

3. Các yếu tố nội thất:

3.1 Phòng ngủ:

Nên :

– Phong thủy quan niệm vị trí phòng ngủ của chủ nhà đặc biệt tốt khi ở sau trung tâm nhà. Người chủ ở đó sẽ kiểm soát được tối đa vận mệnh của mình.

– Giừơng nên đặt ở vị trí nhìn thấy cửa ra vào, tốt nhất tạo với cửa 1 đường chéo

Không nên :

– Phòng ngủ càng gần cửa trước càng cảm thấy kém bình an. Điều này cũng hợp lý vì mặt trước nhà gần đường, là nơi nhiều yếu tố bất an như tiếng ồn, ô nhiễm, trộm cắp … càng gần với nó thì con người càng có tâm lý bất ổn.

– Kê giường ngủ đối diện với cửa sổ

– Đặt giường ngủ thẳng hàng với hai cửa đi.

– Đặt giường ngủ dưới vị trí dầm.

– Đặt giường ngủ đối diện với tấm gương lớn

– Tối kỵ đặt 2 tấm gương đối diện nhau

3.2 Phòng vệ sinh:

Nên :

– Đặt xa cửa chính để tránh gây tiếng ồn

– Đặt bàn cầu ở góc khuất không nhìn thấy trực tiếp cửa ra vào.

– Đặt cây cảnh tạo sự tươi mát , thoải mái.

Không nên :

– Cửa phòng vệ sinh đối diện với cửa ra vào. Nếu bắt buộc thì nên có màn che.

– Đặt bàn cầu đối diện với cửa phòng vệ sinh.

3.3 Phòng bếp và phòng ăn:

Nên :

– Bố trí rộng rãi, thông thoáng

– Đặt cây cảnh tạo sự tươi mát , thoải mái.

Không nên :

– Đặt phòng bếp bên cạnh phòng ngủ dễ tạo thán khí ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Đặt phòng ăn gần cửa ra vào chính. Trong trường hợp không thể bố trí khác phải khắc phục bằng cách treo một tấm màn thưa (mành trúc, mành sáo) để ngăn tầm mắt người đi vào, đồng thời người ngôì trong vẫn quan sát được bên ngoài. Khi sắp xếp chỗ ngồi, người chủ nên luôn ngồi ở vị trí quay mặt ra cửa.

– Để nhà đối diện nhìn thấy bếp của nhà mình.

3.4 Cửa

Nên :

– Bố trí đón hướng khí sáng sủa, rạng rỡ.

– Chú ý tương quan giữa cửa chính và cửa phụ.

Không nên :

– Cửa trời không được mở ở các hướng tây nam và đông bắc là các hướng xấu, gió độc.

– Cửa chính không được làm thẳng với hướng thoát nước thải.

– Hai cửa mở ra cùng hành lang không nên bố trí đối diện nhau mà phải lệch đi một chút.

– Đặt cửa hậu hướng bắc.

– Bố trí tất cả các cửa trên một trục thẳng sẽ làm thất thoát vượng khí. Có thể xử lý bằng cách đặt lệch một chút hoặc bố trí cây cảnh trên lối đi.

3.5 Giếng trời

Nên :

– Bố trí giữa nhà đễ thông thoáng và lấy ánh sáng

Không nên :

– Giếng trời không nên làm quá sâu, quá dài mà nên làm hình chữ nhật hoặc hình vuông.

3.6 Cầu thang:

Nên :

– Bố trí phải sáng sủa, rộng rãi, thoáng khí, đi lại thoải mái.

– Cầu thang lượn tạo sự mềm mại, giúp dòng khí lưu chuyển dễ dàng.

Không nên :

– Cầu thang không nên chạy thẳng hướng ra cửa chính.

4. Kích thước dùng trong xây cất:

4.1 Thước Lỗ Ban Trung Quốc: có 2 phần

– Dương cơ (đo nhà cửa) : dài 38,8cm.Được chia thành 10 cửa (từ đinh, hại tới thất,tài), mỗi cửa được chia thành 4 cung nhỏ đều nhau (ví dụ: phước tinh, tài quảng …)

– Am trạch (đo mồ mả) : dài 42,9cm. Được chia thành 7 cửa (từ tài tới hại), mỗi cửa được chia thành 4 cung nhỏ đều nhau (ví dụ: tài đức, bửu khố, lục hợp …)

4.2 Thước Tầm Việt Nam:

– Các kích thước cơ bản của bộ khung sườn nhà đều được tính theo thước tầm và ghi dấu ngay trên thước này để làm cữ bổ mực.

– Các ký hiệu vạch trên cây thước tầm gọi là “mối” , ví dụ “mối thuận”, “ mối đầm lòng” … căn cứ vào tuổi và tầm vóc của chủ nhân để tính toán làm ra cây thước.

– Cây thước tầm được làm bằng tre hay hóp có đường kính 5-6cm. Người ta pha đôi cây hóp hay tre lấy ½ rồi vẽ ký hiệu phía lòng máng cho dễ bắt mực và không bị cọ xát làm mất dấu trong quá trình sử dụng. Cây hóp này phải có ít nhất 12 đốt và được chia thành 12 trực. Các trực đó là: “kiến, trừ, mãn, bình, định, chấp, phá, ngụy, thành, thụ, khai, bế”. Khi làm thước tầm phải tính sao cho đốt cuối cùng vào trực “kiến” là tốt nhất hoặc vào trực “khai”. Còn các trực “phá, ngụy” và “bế” là tối kỵ. Đầu cùng của rui mực phải ở trên đốt cuối cùng khoảng một nửa gióng.