PHONG THỦY VÀ THUẬT SỬ DỤNG MÀU

Chuyện xảy ra ở một thành phố lớn, một công ty Xuất nhập khẩu mua về một tấm thảm lót sàn màu xanh lục chắc mẩm là làm ăn sẽ phát đạt hơn. Còn ở nơi khác, nhà thầu khoán cho sơn nhiều màu đỏ khắp các phòng ốc để cầu may mắn, tài lộc. Tập trung nhiều màu đỏ cũng có hại là gây rối loạn. Một vụ cãi nhau vì say rượu sau đó quả nhiên ông chủ cho đổi cái màu rắc rối đó sang mấy chậu cây màu lục thì mọi việc êm xuôi ngay. Một cặp vợ chồng kẻ thêm đuờng sọc đỏ ở thân xe Volvo sơn màu xám sẫm cho nó hợp nhãn để mỗi khi lái xe thấy an toàn hơn
Phần nội thất của nhà hàng Thành Long ở Singapore đựơc thiết kế theo các nguyên lý phong thủy. Ðỏ, màu tựơng trưng cho hạnh phúc và điềm tốt, đựơc bố trí nổi bậc…
 

Trên đây là một vài điển hình cách sử dụng màu theo phong thuỷ Trung Quốc. Ðó cũng là những truường hợp phát sinh từ các nguyên tắc của Phong Thuỷ trong thuật bài trí. Học thuyết màu sắc Trung Quốc công hiến cho cuộc sống qua nhiều dạng biểu hiện khác nhau là làm cho mỗi người chúng ta thấy phấn chấn, tinh thần sảng khoái, tăng năng suất trong lao động, tạo nhiều lợi ích cho xã hội, làm cho đời sống tinh thần lẫn vật chất phong phú thêm hơn.Trong các sinh hoạt tế lễ tín ngưỡng ở Trung Quốc, màu sắc là một thành phần không thể thiếu đuợc, cũng như trong lúc chữa bệnh, các bộ môn nghệ thuật, thơ ca, ăn uống và cả trong thuật phong thuỷ nữa. Thật sự màu sắc còn góp phần phụ thêm trong chín phép chữa bệnh, phụ lực thêm cho tấm phép cứu chữa từ lâu đời. Theo phong thuỷ, một miếng đất có màu tươi tốt là đất vượng khí, nhà cửa hợp chủ, phòng ngủ ngon giấc, còn kinh doanh thì phát đạt, trường học có trật tự kỷ cương.

Theo đúng thuật phong thuỷ thì học thuyết màu sắc xuất phát từ tín ngưỡng, đã có từ thời cổ ở Trung Quốc, cho rằng vận số con người gắn liền với bộ máy huyền bí của tạo hoá vạn vật. Mọi chuyển biến trong trời đất đều thầm sâu trong thể xác con người. Lực lượng thần bí gắn liền con người với màu sắc, đó là khí (nghĩa là sức mạnh thể xác và linh hồn hoặc còn gọi là hơi thở của trời đất) biểu hiện qua nhiều dạng, khi luân chuyển trong trời đất, thấm sâu trong không gian bao la, tuần hoàn khắp cơ thể…

Từ thời cổ, nguời Trung Quốc đã xem trọng việc sử dụng màu ở các buổi tế lễ thần linh, các sinh hoạt cung đình, nhà nuớc. Tại các buổi tế lễ nơi triều đình, nhìn màu sắc y phục biết được phẩm trật đẳng cấp của viên quan. Màu vàng đựoc sử dụng ở chốn cung đình. Khổng Tử thuờng chú trọng nghi thức, kiêng cử không bao giờ mặc y phục màu tím, hống.

Từ thiên niên kỷ thứ hai, nguời Trung Quốc đã biết sử dụng màu sắc định phuơng huớng, mùa vụ, giờ khắc, lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Họ đoán cảnh quan, biết được sống chết ra sao chỉ cần nhìn cảnh sắc thiên nhiên. Trời đất, mặt trời, mặt trăng có quầng, cây lá, đá sỏi. Màu sắc còn biểu hiện khí của trời đất, vũ trụ ? từ đó biết được trạng thái mỗi con người, đoán được vận số của họ. Chỉ cần pha thêm một chút màu khác, cảnh quan cũng theo đó mà biến đổi xấu hay tốt. Có thể nói triết thuyết và thuật sử dụng màu Trung Quốc đã mở đường cho những vận hội mới có thể làm xoay chuyển tình thế.

Còn ở các nơi khác trên thế giới, màu sắc thưưừơng chỉ những sinh hoạt tinh thần, tâm tu tình cảm. Mỗi khi ta thấy màu xanh lại tiếc cho màu lục hoạc khi nói về một gã nhút nhát, gọi là ruột màu vàng. Với nguời Trung Quốc màu sắc thuờng ám chỉ tinh thần lẫn thể xác. Khi nói về ma chay thì gọi là “ang trắng” còn khi nói một cách hoa mỹ “quan lại” thì nên gọi là “Ông xanh” “thiên thanh” . Màu vàng thuờng xuất hiện ở chốn cung đình gọi là cổng “vàng”.

Ngày nay, chúng ta đừng nên có thói xem thuờng sự tác dụng màu sắc. Câu chuyện xảy ra ở Trung Quốc, khi một nhà sản xuất ruợu bia nguời Ailen phát hiện đuợc điều lý thú đúng vào lúc ông có ý định tăng sản luợng bia tại thị truờng Hồng Kong. Doanh số bán ra giảm sút đáng kể sau khi nguười ta xem quảng cáo truyền hình chiếu cảnh một nguời ném tung cái mũ màu xanh lục lên cao. Khi đuợc thông báo, hãng bia đã huỷ bỏ cảnh đó, vì ở Trung Quốc người ta gọi “người đội nón xanh” là kẻ bị cho cắm sừng.

Tại nưuớc Mỹ, ở khu Chinatown, ngưuời ta thuờng nhìn màu đỏ, xanh lục, màu vàng khắp nơi, Ðông Tây có nhiều điều chưua hoà hợp đuược. Một bác sĩ nhãn khoa Trung quốc hiện sinh sống ở Califorrnia đã nhờ chuyên gia phong thủy chỉ cho một màu thích hợp sơn ở mặt tiền nhà văn phòng. Ông cho màu tím, dựa theo ngạn ngữ Trung Hoa cho rằng đỏ quá hoá tía, sự vật khi nóng bừng sẽ nhìn thấy rõ hơn, mang lại nhiều may mắn, danh vọng. Quả thật, màu sắc căn nhà nổi bật khiến nguười hàng xóm là dân Tây phương nổi giận phát cáu, họ phản đối dữ lắm khi nhìn thấy màu sơn chói chang đòi kiện đưa lên báo địa phuơng. Từ đó bà bác sĩ nhãn khoa đuợc nổi tiếng, không chỉ vì đã sử dụng màu đập vào mắt nguời nhìn mà con làm họ choáng mắt. Dù sao thì bà cũng đã nổi tiếng rồi, nghề nghiệp đuợc phát huy, không bàn đến khía cạnh khôi hài, thuật sử dụng màu đã chỉ ra có nhiều lối khác nhau tác động đến nhiều mặt của cuộc sống quanh ta.

Màu sắc tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta là điều dể nhận ra ngay đuược. Một số màu tạo được niềm vui, còn một số màu nhìn vào thấy buồn hiu, cũng có màu lại làm cho ta có cảm giác nhuư đưuợc thư giãn, được phấn chấn tăng sinh lực, thấu rõ tương quan màu sắc và khí lực, ta như đuợc sống khoẻ hơn, từ đó bạn nắm vững thuật sử dụng màu giúp khí lực được dồi dào.

Trong cuộc sống có sáu mặt sinh hoạt chịu ảnh hửơng tác động của màu sắc, việc đi lại chỗ ở, cách ăn mặc, các hoạt động vui chơi giải trí, học hành, tế lễ thần linh, chăm sóc truớc lúc sinh đẻ.

“Sắc sắc, không không” dựa theo quan niệm triết lý Ðạo Phật, hoà nhập cái hiện hữu nhìn thấy với cái vô hình không nhận thức được, gắn liền cõi thực với cõi hư vô – cho dù đó là lực lượng tiếp cận được hoặc thần bí, thuộc về tâm linh có khi nhìn ra được – rồi dẫn dắt con người đi vào cõi xa xăm của vũ trụ.

Triết thuyết màu sắc phong thuỷ thiên về cách đặt vấn đề logic. Ðó vừa là cội nguồn triết học Ðông Phuương lẫn Tây Phuơng, vừa lỗi thời và tiến bộ, vừa trần tục vừa siêu thoát làm thế nào sử dụng màu để nâng cao cuộc sống, làm thế nào sử dụng màu sắc như là một biện pháp thoát tục để điều hoà thể xác và linh hồn) giữa cái trần tục và cái siêu thoát là một gạch nối liền Ðạo giáo, Phật giáo, đó là cái hiện hữu và vô hình. Sắc và không sự hội nhập giữa trần tục và siêu thoát dựa trên nền tảng Ðạo Giáo Phật Giáo là chiếc cầu nối liền thực tại, hư vô, sắc và không.

Quan niệm cơ bản về màu sắc trong phong thuỷ mang bản chất vừa là một thực thể vừa là một biểu tượng của thế giới hữu hình. Các chuyên gia phong thuỷ thường cho là màu sắc quyết định tất cả mọi sự việc. Mặc dù tiền đề của tác phẩm là màu sắc tác động đến con người thật dễ hiểu và dễ áp dụng ngay được, cũng cần phải nhận thức rõ hơn nữa những lời chỉ giáo đã có từ lâu đời của nguời Trung Quốc, mở ra một hướng nhận định sâu sắc, toàn diện hơn giúp bạn đọc nắm vững màu sắc trong cuộc sống.

Nghệ thuật sử dụng mầu sắc trong cuộc sống

Tác giả:Ðào Ðăng Trạch Thiên

Nhà xuất bản văn hoá thông tin